CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ ĐẮC TÍN

DATET

HOTLINE: 0984.536.625

HOTLINE 2: 028.3620.9792

0  
0984.536.625

Hướng dẫn sử dụng, sửa chữa cầu nâng hai trụ

HƯỚNG DẨN SỬ DỤNG CẦU NÂNG 2 TRỤ

 

Tại sao phải trang bị cầu nâng ô tô?

Trong các garage hiện nay, nhất là các garage sửa chữa, việc trang bị cầu nâng ô tô là không thể thiếu. Trước đây các công việc kiểm tra, sửa chữa dưới gầm xe và các bộ phận liên quan đa số nhờ vào hầm chui, bệ xy măng, kích cá sấu, con đội, xe chui gầm, việc kiểm tra này tốn nhiều thời gian, thao tác khó khăn có nhiều nhược điểm như:

  • Độ an toàn và tin cậy chưa cao
  • Không gian làm việc hạn chế
  • Điều khiển và độ cao nâng xe rất khó thực hiện

Ngoài ra việc sửa chữa xe hơi khó khăn hơn do gầm xe thấp, ảnh hưởng đến mức độ chuyên nghiệp của gara.Từ đó cầu nâng được sử dụng để giải quyết các vấn đề trên.

Cầu nâng hai trụ có hai loại đó là: cầu nâng không cổng (giằng dưới) và cầu nâng cổng (giằng trên)

 

A. Cầu nâng hai trụ không cổng:

 

Ưu điển:

- Chiều cao trụ cầu thấp, thuận tiện cho những xưởng sửa chữa ô tô có chiều cao mái che thấp

- Có thể nâng được những xe có mui cao như: Mercedes printer, ford transit ……

- Giá rẻ

Hạn chế:

- Cáp dưới sẽ dẫn đến nhiều bụi bẩn bám vào, dẫn đến tuổi thọ của cáp không như cáp trên.

- Do cáp nằm sát mặt nền khi xe vào dể bị vướng, ồn do bánh xe leo qua hộp cáp.

- Khi nâng lên sẽ không được vũng như cầu có cổng, bị rung hoặc nếu nền móng yếu có thể làm cho 2 đầu trên của trụ cầu có xu hướng chụm vào nhau.

 

B. Cầu nâng hai trụ có cổng:

 

Ưu điểm:

- Do cáp trên nên bụi bẩn sẽ không bám vào nhiều, khi xe đi ra vào cầu sẽ không cọ sát vào cáp cầu …Vì vậy mà cáp trên sẽ không bị mòn như cầu cổng dưới.

- Vì có cổng trên nên khi nâng xe lên sẽ vững chãi hơn, đầu trên 2 trụ cầu không có xu hướng chụm vào nhau vì đã có thanh cáp giữ hai bên.

Hạn chế :

- Chiều cao trụ của loại có cổng cao hơn nên yêu cầu phần mái che nhà xưởng phải cao từ 4m trở lên.

- Hạn chế khi nâng 1 số dòng xe có có mui cao như Mercedes, ford transit ….

- Giá thành cao hơn loại cầu nâng 2 trụ cổng dưới.

 

Bảo dưỡng định kỳ:

 - Phải tra dầu, mỡ thường xuyên vào cáp và phốt cầu.

 - Kiểm tra và điều chỉnh sức căng của cáp.

 - Kiểm tra bằng mắt thường tình trạng mài mòn của tất cả các đường ống dẫn dầu thủy lực.

- Kiểm tra các Puli được đặt ở phía bên trong trụ đứng của cầu, sử dụng các loại mỡ bôi trơn chất lượng tốt để bôi trơn định kỳ

- Thay nhớt thường xuyên cho cầu tùy thuộc và tần xuất  sử dụng cầu. Cầu thường xuyên sử dụng phải thay nhớt định kỳ bình quân 1 năm thay 1 lần và thay đúng loại nhớt mà nhà sản xuất yêu cầu là nhớt 10W46.

- Đặc biệt khi sử dụng cầu nâng 2 trụ phải nhớ Lock khóa lại sau khi đã cho cầu nâng lên độ cao yêu cầu để sửa chữa vì nếu không nó sẽ có những ảnh hưởng xấu sau:

+ Khi Lock khóa lại thì toàn bộ tải trọng của xe nâng sẽ được dồn đều vào 2 trụ cầu chứ không phải ti cầu sẽ chịu lực. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến phốt cầu hay bị hỏng vì nó phải chị lực trong 1 thời gian dài.

+ Khi không lock khóa lại mà cầu hoạt động lâu không được bảo dưỡng dẫn đến nhớt bị xịt ra ,cầu sẽ hạ xuống bất ngờ và có thể ảnh hưởng đến người đang sửa chữa gầm xe.

 

CÁC SỰ CỐ THƯỜNG GẶP

SỰ CỐ

Nguyên Nhân

Biện Pháp

Motor không chạy

1. Kiểm tra cầu chì bảo vệ của CB.

2. Kiểm tra điện áp của động cơ

3. Kiểm tra kết nối dây dẫn điện

4. Cháy cầu chì

5. Cháy cuộn dây mô tơ

1. Thay cầu chỉ hoặc CB

2. Sử dụng nguồn điện đáp ứng yêu cầu của mô tơ

3. Sửa chữa và bọc cách điện tất cả dây dẫn

4. Thay cầu chì

5. Thay mô tơ

Motor hoạt động nhưng không thể nâng hạ cầu

1. Mô tơ quay ngược

2. Van xả đang hở

3. Bơm hút không khí

4. Ống hút của bơm bị tắc

5. Mức dầu thủy lực quá thấp

1. Đảo dây pha mô tơ để thay đổi chiều quay

2. Sửa chữa hoặc thay van xả

3. Xiết chặt và làm kín tất cả vị trí kết nối

4. Thay ống hút

5. Bổ sung dầu vào bình.

Motor hoạt động, chỉ nâng được cầu khi không tải, ở trạng thái có tải không thể nâng cầu

1. Mô tơ hoạt động ở điện áp thấp

2. Có vật cản trong van xả

3. Hiệu chỉnh độ mở van không chính xác

4. Cầu nâng bị quá tải

1. Cấp điện áp chính xác với yêu cầu của mô tơ

2. Loại bỏ vật cản trong van xả

3. Thay đổi độ mở  của van

4. Kiểm tra trọng lượng của xe hơi.

Cầu nâng xuống chậm khi hạ cầu

1. Có vật cản (dị vật) trong van kiểm tra

2. Có vật cản trong van xả

3. Rò rỉ đường ống

1. Làm sạch

2. Làm sạch

3. Sửa chữa rò rỉ

Cầu nâng lên từ từ khi nâng cầu hoặc bị rò rỉ dầu

1. Dầu thủy lực bị lẫn khí

2. Dầu lẫn khí và hút khí

3. Ống dầu hồi bị hở

1. Thay dầu

2. Xiết lại các đầu kết nối thật chặt và kín

3. Lắp lại ống dầu hồi

Cầu nâng không đều

1. Điều chỉnh độ cân bằng cáp không tốt

2. Nền lắp cầu nâng không phẳng

1. Căn chỉnh lại độ cân bằng cho cáp

2. Nền lắp đặt cầu nâng phải phẳng, xem hướng dẫn lắp đặt

 Vít nở nền không đảm bảo chắc chắn (lỏng lẻo)

1. Lỗ khoan quá lớn

2. Chiều cao hoặc khả năng chịu lực của nền bê tông không đạt

1. Chuyển lắp cầu nâng sang vị trí khác

2. Phá bỏ nền bê tông cũ, đổ lại nền mới như hướng dẫn lắp đặt ở trên.

 Chốt khóa an toàn của tay cầu không hoạt động.

1. Gỉ (thường xảy ra khi cầu nâng được lắp đặt ngoài trời hoặc môi trường có nhiệt độ và độ ẩm cao ví dụ như tại các cửa hàng rửa xe)

2. Lò xo bị hỏng

1. Dùng dầu bôi trơn bôi lên cơ cấu, sau đó cọ xát nhiều lần để làm sạch gỉ

2. Thay lò xo

 

  

Mọi chi tiết xin Quý khách vui lòng liên hệ

 

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ ĐẮC TÍN

 

Số 39/5 Đường 22, P. Linh Đông, Q. Thủ Đức, TP. HCM

Showroom: 287A QL1A, P. Bình Chiểu, Q. Thủ Đức, TP. HCM (Ngay bùng binh cầu vượt Sóng Thần)

 Hotline: 0984 536 625

 Email: info@thietbiotodactin.com

Website: www.thietbiotodactin.com